DẠNG THỨC ĐỀ THI SÁT HẠCH CHUẨN ĐẦU RA TIẾNG ANH
(Kèm theo Thông báo số……/TB-TCĐLTTP-TTĐT ký ngày tháng năm 2016
)
Đề thi gồm
3 bài, tổng thời gian 135 phút.
1.
Bài thi đọc và viết
Thời
gian làm bài: 90 phút; Điểm: 60 điểm/ 100 điểm
a) Đọc: 4 phần /20 câu hỏi
(30 điểm)
Phần
1: 10 câu hỏi
(10 điểm). Đọc 10 câu độc lập mỗi câu
có một từ bỏ trống, chọn 1 từ đúng trong 4 từ cho sẵn (dạng trắc nghiệm ABCD)
để điền vào chỗ trống. Các chỗ trống này cho phép kiểm tra kiến thức ngữ pháp,
từ vựng, ngữ nghĩa và kiến thức văn hóa, xã hội.
Phần
2: 5 câu hỏi (5 điểm).
Có thể lựa chọn một trong hai hình thức bài tập sau: 1) đọc 5 biển quảng cáo,
bảng báo hiệu thường gặp trong đời sống hàng ngày (dạng hình ảnh không có chữ
hoặc có ít chữ) hoặc thông báo ngắn, sau đó chọn một câu trả lời đúng trong 4
câu cho sẵn (dạng trắc nghiệm ABCD); 2) đọc 5 đoạn mô tả ngắn, mỗi đoạn khoảng
3 câu, sau đó chọn các bức tranh tương ứng với đoạn mô tả (5 bức tranh), có nội
dung liên quan đến đời sống hàng ngày.
Phần 3: 5 câu hỏi (5 điểm).
Đọc một bài khoảng 200 - 250 từ, chọn các câu trả lời Đúng hoặc Sai hoặc lựa
chọn câu trả lời đúng trong 4 khả năng A, B, C, D. Bài đọc có thể lấy từ báo,
tạp chí dễ hiểu, dạng phổ biến kiến thức, thường thấy trong đời sống hàng ngày.
Phần 4: 10 câu hỏi (10 điểm). Làm bài đọc điền từ (Cloze test), dạng bỏ từ thứ 7 trong văn bản. Lưu ý:
chỉ bỏ ô trống bắt đầu từ câu thứ 3, câu thứ 1 và thứ 2 giữ nguyên để thí sinh
làm quen với ngữ cảnh. Bài đọc này dài khoảng 150 từ trong đó có 10 từ bỏ
trống. Chọn trong số 15 từ cho sẵn các từ phù hợp để điền vào chỗ trống.
Yêu cầu chung: 1) Bài đọc viết theo ngôn ngữ
đơn giản, có bố cục rõ ràng; 2) Chủ đề quen thuộc, liên quan tới đời sống
thường ngày (có thể lấy từ báo, tạp chí, tài liệu giáo dục, truyện, các mục
trong bách khoa toàn thư…); 3) Lượng từ mới không vượt quá 10% của trình độ B1.
b) Viết: 2 phần (30 điểm)
- Phần 1: 5 câu hỏi (10
điểm). Cho sẵn 5 câu, viết lại các câu
đó với những cách diễn đạt khác đã được gợi ý bằng 1-2 từ sao cho ý nghĩa các
câu đó không thay đổi.
- Phần 2: (20 điểm). Viết
một bài viết ngắn khoảng 100 -120 từ. Đây là dạng bài viết có nội dung liên
quan đến đời sống hàng ngày, thường là viết dựa trên một tài liệu gợi ý cho
sẵn. Một số dạng bài thường dùng: viết một lá đơn xin việc sau khi đọc một
quảng cáo việc làm; viết một lá thư mời hay thư phàn nàn về một sản phẩm hoặc
dịch vụ sau khi đã mua hàng hoặc dùng dịch vụ theo một quảng cáo; điền vào một
mẫu tờ khai trong đó có 2 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 4 - 5 dòng; viết 2 - 3 lời
nhắn qua email, mỗi lời nhắn dài khoảng 4 - 5 dòng; viết thư trả lời để cảm ơn,
xin lỗi, giải thích một sự việc hay dặn dò, đưa lời khuyên cho ai đó; viết một
câu chuyện đã có sẵn câu mở đầu và câu kết thúc...
2. Bài thi
nghe hiểu
Bài thi nghe hiểu
gồm 02 phần
Thời gian: 35
phút; Điểm: 20 điểm/ 100 điểm
a) Phần 1: 5 câu hỏi (10 điểm). Có thể lựa chọn nghe 5 đoạn hội thoại ngắn
rồi đánh dấu vào 5 bức tranh/ hình ảnh đúng, mỗi hội thoại có 4 - 6 lần đổi
vai; hoặc nghe một đoạn hội thoại dài để chọn 5 câu Đúng hoặc Sai với nội dung;
hoặc nghe một đoạn độc thoại ngắn rồi đánh dấu vào 5 đồ vật/ sự việc.
b) Phần 2: 10 câu hỏi (10 điểm). Nghe một đoạn hội thoại hay độc thoại.
Điền vào 10 chi tiết bỏ trống trong bài. Chỗ trống thường là thông tin quan
trọng.
Yêu cầu
chung: 1) Thí sinh có 5 phút để nghe hướng dẫn cách làm bài, sau đó được nghe
mỗi bài 2 lần, vừa nghe vừa trả lời câu hỏi; 2) Thời gian mỗi phần nghe không
quá 15 phút (kể cả thời gian làm bài); 3) phát ngôn rõ ràng, tốc độ từ chậm đến
trung bình; 4) chủ đề cụ thể, bối cảnh giao tiếp quen thuộc, liên quan đến đời
sống thường ngày; 5) lượng từ mới không quá 5% của trình độ B1.
3. Bài thi
nói
Bài thi nói gồm 3
phần, thời gian cho mỗi thí sinh từ 10 - 12 phút.
Điểm: 20 điểm/ 100
điểm
Thí sinh bốc thăm 1 trong số 14 chủ đề nói của trình độ B1 liên quan
tới 4 lĩnh vực: cá nhân, công cộng, nghề nghiệp, giáo dục (xem cụ thể 14 chủ đề
trong phần Dẫn luận). Thời
gian chuẩn bị khoảng 5 - 7 phút (không tính vào thời gian thi)
a) Phần 1 (2
đến 3 phút): Giáo viên hỏi thí sinh một số câu về tiểu sử bản thân để đánh giá
khả năng giao tiếp xã hội của thí sinh.
b) Phần 2 (5
phút): Thí sinh trình bày chủ đề đã bốc thăm. Phần trình bày phải có bố cục rõ
ràng, giới thiệu nội dung, phát triển ý, kết luận, biết sử dụng phương tiện
liên kết ý. Tránh liệt kê hàng loạt mà không phát triển kỹ từng ý.
c) Phần 3 (3 -
5 phút): Giáo viên và thí sinh hội thoại mở rộng thêm về những vấn đề có liên
quan đến chủ đề vừa trình bày. Trong phần hội thoại, giáo viên đặt các câu hỏi
phản bác hoặc thăm dò ý kiến, thí sinh phải trình bày được quan điểm và đưa ra
lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình.